Phương pháp giao dịch theo vùng cung cầu trong giao dịch ngoại hối.

Vùng Cung Cầu Là Gì?

Phần lớn các nhà giao dịch (trader) đều tận dụng các vùng Cung (Supply) và vùng Cầu (Demand) để tham gia vào thị trường. Vì vậy việc xác định được vùng Cung Cầu một cách chính xác là rất quan trọng với những nhà giao dịch.

Bài viết hôm nay cung cấp cho bạn cách xác định các vùng Cung và vùng Cầu, đồng thời làm thế nào vẽ vùng Cung Cầu cho chính xác.

Xác Định Vùng Cung (Supply)

Vùng Supply được xác định khi giá rớt mạnh trong một cây nến hay có một vùng nến sideway trước đó (small consolidation). Vùng có nến sideway trước đó được gọi là Base (tạm dịch là vùng cơ sở). Vùng cơ sở bao gồm một chuỗi nến sideway để hình thành nên vùng consolidation.

Dưới đây là một hình ví dụ minh họa về vùng Supply có tồn tại một vùng cơ sở:

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-1

Dưới đây là một ví dụ về vùng Supply được hình thành từ một cây nến:

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-2

Xác Định Vùng Cầu (Demand)

Vùng Demand được xác định khi giá tăng mạnh từ một cây nến hay vùng cơ sở. Dưới đây là một ví dụ về vùng Demand được tạo từ vùng cơ sở:

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-4

Dưới đây là một ví dụ về vùng Demand với được tạo từ một cây nến:

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-3

Tất cả những hình ảnh trên cho thấy có hai loại Supply và Demand duy nhất tồn tại trên thị trường ngoại hối. Hai loại được tạo nên từ một cây nến duy nhất hoặc một vùng cơ sở và không có loại khác.

Sức mạnh của sự dịch chuyển ra khỏi vùng Supply hoặc Demand không phải là yếu tố quyết định mức độ mạnh yếu của vùng đó. Tuy nhiên, nếu vùng Supply hoặc Demand có ít nhất một cây nến tăng hoặc giảm giá mạnh di chuyển ra khỏi nó, thì ta có thể xem xét đây là một cơ hội giao dịch tiềm năng.

Loại Supply Demand Nào Cho Kết Quả Giao Dịch Tốt Hơn?

Thông thường các vùng Supply hoặc Demand được hình thành từ một vùng cơ sở có xu hướng dẫn đến giao dịch thắng cao hơn so với các vùng hình thành từ một cây nến. Điều này là do bản chất nhạy cảm của tâm lý các nhà giao dịch khi đã có vị thế giao dịch tại vùng cơ sở. Khi thị trường nhanh chóng tăng hoặc giảm từ vùng Supply và Demand, nó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các nhà giao dịch đã giao dịch trong vùng cơ sở trước khi thị trường di chuyển lên hoặc xuống.

Một vùng Supply hoặc Demand được hình thành với chỉ một cây nến có nghĩa là không có nhiều nhà giao dịch vào lệnh ngược hướng thị trường trước khi thị trường di chuyển lên hoặc xuống tạo ra vùng Supply hoặc Demand. Một vùng Supply hoặc Demand được hình thành với một vùng cơ sở gồm nhiều nhà giao dịch bị kẹt lệnh hơn vì thị trường đang đi ngang (sideway) trước khi nó bắt đầu tăng cao hơn hoặc giảm xuống.

Khi thị trường trở lại vùng Supply hoặc Demand được hình thành từ một vùng cơ sở, các nhà giao dịch bị mắc kẹt lệnh dài hoặc ngắn sẽ bắt đầu đóng giao dịch của họ. Họ đóng giao dịch cùng với việc thêm lệnh mua hoặc bán thêm của các nhà giao dịch khi thị trường di chuyển vào vùng Supply hoặc Demand tạo ra thanh khoản trên thị trường. Thanh khoản này cho phép các nhà giao dịch ngân hàng nhảy vào thị trường mà không có nhiều người chú ý, đó là lý do tại sao thị trường thường di chuyển ra khỏi vùng Supply hoặc Demand khi nó quay trở lại.

Cách Vẽ Vùng Cung Cầu (Supply Demand) Chính Xác

Vẽ vùng Cung Cầu (Supply Demand) là một kỹ năng mà nhiều giao dịch vẫn chưa nắm bắt một cách chính xác và thành thạo. Kể từ khi giao dịch vùng Supply và Demand lần đầu tiên xuất hiện đã có nhiều cách hiểu khác nhau về cách vẽ chúng đúng cách vì mỗi người đều có phương pháp giao dịch Supply và Demand của riêng mình.

Cách Vẽ Vùng Cung (Supply)

Bây giờ chúng ta đã biết cách tìm và định vị các vùng Supply và Demand trên biểu đồ, điều tiếp theo chúng ta cần biết là làm thế nào để vẽ được các vùng đó?

Cả hai vùng Supply trong hình dưới được tạo thành từ cả vùng cơ sở và một cây nến giảm mạnh đều được vẽ theo cùng một cách. Để vẽ các vùng Supply, bạn cần chọn công cụ Retangle được tìm thấy trong tab Insert trên MT4.

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-5

Sử dụng công cụ Retangle để vẽ vùng Supply bắt đầu từ giá mở cửa của cây nến BULLISH cuối cùng trước khi giá giảm tạo ra vùng Supply.

Ghi chú: Bạn nên vẽ các vùng Supply từ nến BULLISH cuối cùng trước khi giá giảm. Nếu nến ngay trước khi giảm là BEARISH thì bạn cần xác định vị trí nến BULLISH gần nhất để vẽ vùng Supply phù hợp.

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-6

Cách Vẽ Vùng Cầu (Demand)

Cách vẽ vùng Demand khác với vùng Supply ở chỗ chúng ta vẽ vùng Demand từ cây nến BEARISH gần nhất ngay trước khi giá di chuyển lên tạo thành vùng Demand.

Trading-with-Supply-and-Demand-zones-7

Trong hình ảnh trên, chúng ta vẽ vùng Demand từ giá mở cửa của cây nến BEARISH gần nhất ngay trước khi thị trường di chuyển lên tạo thành vùng Demand. Từ đây, bạn cần kéo hình chữ nhật đến vùng giá thấp gần nhất để vẽ vùng Demand trên biểu đồ của mình.

Ghi chú: Ngược lại với khi chúng ta vẽ các vùng Supply, nến khi vẽ vùng Demand phải là nến BEARISH gần nhất. Nếu nó là nến BULLISH, bạn cần tìm nến BEARISH gần nhất trước khi giá di chuyển lên và vẽ hình chữ nhật của bạn từ đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »