Chiến lược kinh doanh là một chuỗi các quy luật được nhà kinh doanh đặt ra từ trước và áp dụng khi đưa ra các quyết định giao dịch. Ưu điểm lớn nhất của bất cứ một chiến lược kinh doanh nào là nó loại trừ yếu tố cảm xúc trong quá trình tiến hành giao dịch. Một nhà kinh doanh tuân thủ chiến lược kinh doanh đã đề ra luôn biết cần phải làm gì và như thế nào dù thị trường có diễn biến ra sao. Ngược lại, một nhà kinh doanh không có chiến lược thường có xu hướng đưa ra những quyết định không hợp lý tùy vào cảm xúc mà thường chỉ là hy vọng kiếm đượclợi nhuận.
Dù hôm nay bạn có thể theo dõi sát sao diễn biến của thị trường, nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ bận rộn với những việc khác và không thể để tâm đến nó được nữa. Nhưng thị trường thì vẫn liên tục biến động không ngừng nghỉ. Bất cứ lúc nào giá cả cũng có thể tăng hoặc giảm dù chúng ta có muốn thế hay không. Bạn đừng bao giờ nên áp đặt trước thời gian cần thiết ngồi trước máy vi tính và quan sát thị trường, cũng như bạn sẽ không bao giờ dự báo được tầm quan trọng của những biến động giá cả vừa xảy ra. Sẽ rất khó để đánh giá thị trường đúng đắn và đưa ra quyết định giao dịch một cách tức thời.
Một nhà kinh doanh luôn cố gắng tìm kiếm các thông tin hoặc tin tức có thể xác minh quan điểm hiện tại của họ về thị trường. Nhưng nhiều khi các trạng thái đã được mở, và những dự báo hay phân tích, đánh giá mà nhà kinh doanh tìm thấy trên Internet sẽ hoặc là củng cố thêm các quyết định họ đã đưa ra hoặc là chống lại chúng. Và họ phải cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các giả định của tôi sai và thực tế thị trường diễn biến theo chiều hướng ngược lại?” Họ bắt đầu hoảng sợ và nếu bị thua lỗ, họ sẽ nhớ thất bại đó trong một thời gian rất dài mà hậu quả có thể sẽ ảnh hưởng đến những giao dịch trong tương lai của họ. Nhà kinh doanh sẽ mất đi sự tự tin, nghi ngờ tất cả các quyết định giao dịch cũng như toàn bộ chiến lược của mình.
Một điều quan trọng nữa là nếu bạn có một chiến lược tốt thì không nhất thiết phải theo dõi sát sao biến động của giá cả. Nó có thể thay đổi trên 20 ngàn lần mỗi ngày. Thật không dễ để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả, nhưng ngay khi đã xác định được những nguyên tắc cơ bản và chọn ra được những công cụ phân tích phù hợp (cả cơ bản lẫn kỹ thuật) thì mọi chuyện sẽ không còn quá khó khăn nữa. Thậm chí bạn cũng có thể xây dựng một chiến lược kinh doanh tự động với sự giúp đỡ của các ngôn ngữ lập trình trong phần mềm giao dịch của mình. Sau đó bạn có thể thử nghiệm chiến lược vừa lập trên các dữ liệu giá lịch sử, hoàn thiện và thử nghiệm chúng trên thực tế. Việc quan sát những biểu đồ giá nhiều màu sắc nghe có vẻ thú vị, nhưng sự thích thú đó sẽ sớm phai nhạt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu thị trường, quan sát nó theo cách bạn có thể áp dụng hiểu biết cũng như chiến lược của mình vào đó.
Bạn chỉ có thể đạt được thành công, tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm khi tuân thủ chiến lược kinh doanh đã lựa chọn đồng thời nắm bắt đúng những thay đổi của thị trường.
Bạn có cần đầu tư thời gian để xây dựng chiến lược kinh doanh không? Tất nhiên là có. Đầu tư mà không có chiến lược thì chỉ là trò cá cược. Đương nhiên nó luôn luôn là một cuộc chơi, bởi nó là quá trình tính toán các khả năng có thể xảy ra nhằm thu lợi nhuận và đưa ra quyết định có nên mạo hiểm hay không.
Tuy nhiên, nó là một quá trình có thể quản lý được. Nhiều người tin rằng một chiến lược thành công phải là cái gì đó mới, chưa ai từng thử nghiệm. Nhà đầu tư và tài chính nổi tiếng Richard Dennis từng phát biểu trong một bài phỏng vấn: “Tôi không cho rằng chiến lược kinh doanh của bạn sẽ trở nên vô hiệu nếu mọi người biết về nó như phần lớn các nhà kinh doanh vẫn nghĩ. Nếu những gì bạn đang làm là đúng thì nó sẽ phát huy hiệu quả cho dù mọi người đều biết về nó. Tôi luôn nói rằng: bạn hãy cho đăng những nguyên tắc kinh doanh của mình lên báo đi, sẽ chẳng có ai làm theo bạn đâu.
Điều cốt lõi ở đây là tính nhất quán và kỷ luật”. Còn gì quan trọng hơn thế nữa? Tính kỷ luật cũng đồng nghĩa với “chiến lược”. Trong kinh doanh, hiểu diễn biến thị trường không thôi là chưa đủ, mà còn phải tuân thủ chiến lược đã lựa chọn. Thực tế cho thấy nhà kinh doanh chỉ có thể đánh giá chiến lược của mình là hiệu quả sau sáu tháng đến một năm. Một chiến lược mang lại lợi nhuận trong thời gian càng dài thì khả năng nó sẽ giúp bạn duy trì lợi nhuận đó bất chấp diễn biến của thị trường càng cao. Vì vậy, trước khi đưa ra đánh giá về chiến lược của mình, hãy thử nghiệm nó trong vài tháng, hoàn thiện các nguyên tắc giao dịch, nâng cao kỹ năng rồi hãy đưa ra đánh giá cuối cùng.
Đôi khi chỉ nghĩ về các nguyên tắc kinh doanh thôi là chưa đủ, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn viết chúng ra đồng thời ghi chép lại những kết quả giao dịch của mình. Việc này sẽ giúp bạn hệ thống hóa những hiểu biết có được, tích lũy được kinh nghiệm và nhờ vậy, lựa chọn được chiến lược giao dịch phù hợp nhất với bản thân. Hãy xem xét cẩn thận, thử nghiệm trong các thị trường khác nhau và sau đó, hãy sử dụng nó để giao dịch một cách tự tin.
Một điều rất quan trọng nữa là bạn cần phải gạt bỏ những suy nghĩ bạn tự áp đặt cho mình. Câu nói ngu xuẩn nhất mà tôi từng nghe là: “Tôi chỉ giao dịch trên đồng USD.” Có thể bạn đang nghĩ đến khoảng thời gian bạn giữ những khoản tiết kiệm lớn bằng đồng đô-la? Có thể bạn tin rằng đồng đô-la Mỹ hoặc một đồng tiền nào đó khác sẽ ở trên đỉnh cao mãi mãi? Nhưng nếu bạn so sánh độ dài của những khoảng thời gian tăng trưởng và suy yếu của đồng đô-la, bạn sẽ thấy chúng gần như tương đương nhau. Đối với các ngoại tệ khác cũng vậy, tỷ giá của đồng USD liên tục thay đổi mặc dù vẫn có những xu hướng có thể tính toán được.
Rất nhiều nhà kinh doanh mới bắt đầu thường phàn nàn rằng sự biến động ở tần suất cao của tỷ giá hối đoái khiến họ không thể nào tạo ra lợi nhuận ổn định. Ngay khi một trạng thái mua được mở, giá cả đã đi xuống, hoặc ngay sau khi một trạng thái bán có vẻ sẽ đem lại một khoản lời được mở thì nó lại đi lên. Vậy nhà kinh doanh phải làm gì? Đây chính là dấu hiệu cho thấy nhà kinh doanh không tuân thủ bất kỳ chiến lược kinh doanh nào và không có đủ kiên nhẫn để chờ đợi một diễn biến lớn của giá cả. Làm chủ thời gian của bạn là một yếu tố rất quan trọng, đừng vội tham gia ngay vào thị trường khi vừa cài đặt một phần mềm giao dịch vào máy tính.
2. Một chiến lược kinh doanh bao gồm những yếu tố nào?
Những khía cạnh sau đây nên được xem xét khi xây dựng một chiến lược kinh doanh:
- Thời gian
- Các cặp ngoại tệ sẽ được giao dịch
- Nguyên tắc tham gia thị trường (mở các trạng thái giao dịch)
- Nguyên tắc rời khỏi thị trường (đóng các trạng thái giao dịch)
- Hoàn thiện chiến lược
- Quản trị rủi ro. Thời gian. Việc quyết định thời hạn cho chiến lược kinh doanh của bạn là rất quan trọng. Câu trả lời một phần phụ thuộc vào việc bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc giao dịch trên thị trường và bạn sẽ thực hiện bao nhiêu giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược kinh doanh được chia làm một vài nhóm phụ thuộc vào thời hạn của chúng như sau:
Chiến lược | Thời gian thực hiện một giao dịch | Các biểu đồ cần phân tích |
Dài hạn | Một tháng hoặc hơn | Ngày, Tuần, Tháng |
Trung hạn | Một vài tuần (không nhiều hơn một tháng) | H4, ngày, tuần |
Ngắn hạn | Một vài ngày (không dài hơn một tuần) | M15, H1, H4 |
Trong ngày | Một vài giờ (không dài hơn 24 giờ) | M1, M5, M15,H1 |
Chiến lược giao dịch trong dài hạn là chiến lược ít phụ thuộc vào khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá mua mà nhà môi giới đưa ra cho bạn nhất. Nó hướng tới lợi nhuận cao, và vì thế có vẻ khá hấp dẫn. Tuy nhiên, các số liệu thống kê trên Forex cho thấy chỉ khoảng 1% các thành phần tham gia thị trường là duy trì các trạng thái mở trong hơn một tháng. Các nhà kinh doanh thường sử dụng chiến lược ngắn hạn, bởi họ đều biết một sự thực giản đơn là thị trường Ngoại hối rất dễ biến động, đó cũng là lý do vì sao nhiều người cố gắng kiếm lời từ những biến động ngắn hạn của giá cả trong một khoảng thời gian bất kỳ dao động trong khoảng từ một giờ đến hai tuần (đây cũng là quãng thời gian đủ dài cho phần lớn các chiến lược giao dịch).
Chiến lược kinh doanh ngắn hạn cho hiệu quả lợi nhuận thấp hơn trên mỗi giao dịch, nhưng số lượng các giao dịch được thực hiện lại lớn hơn so với chiến lược dài hạn.
Hãy cùng xem xét một ví dụ sau đây. Theo chiến lược thứ nhất (ở đây ta gọi là “chiến lược 1”), một nhà kinh doanh sẽ kiếm được trung bình 250 điểm phần trăm mỗi lần giao dịch, tuy nhiên anh ta lại chỉ thực hiện có 4 giao dịch mỗi năm. Còn theo chiến lược thứ hai (ở đây ta gọi là “chiến lược 2”), nhà kinh doanh chỉ kiếm lời trung bình khoảng 10 điểm phần trăm, nhưng có tới hơn 200 giao dịch được thực hiện mỗi năm. Như vậy, nhìn qua ta cũng có thể tính toán được rằng với chiến lược 1 nhà kinh doanh sẽ kiếm lời 1.000 điểm phần trăm một năm, trong khi đó, với chiến lược 2 nhà kinh doanh có thể kiếm lời 2.000 điểm phần trăm mỗi năm. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây cần được tính đến trong khi so sánh hai chiến lược này:
- Mỗi giao dịch (trong số bốn giao dịch mỗi năm) của Chiến lược 1 đều rất quan trọng, và nếu nhà kinh doanh mất cơ hội thực hiện một giao dịch mà anh ta đã chờ đợi từ lâu thì anh ta sẽ phải tiếp tục chờ đợi thêm một khoảng thời gian dài nữa thì cơ hội tiếp theo mới đến. Với chiến lược 2, các dấu hiệu cho thấy nhà kinh doanh nên bán hoặc mua xuất hiệu hầu như hàng ngày. Nếu có bỏ qua một vài cơ hội trong đó thì nhà kinh doanh cũng không bỏ lỡ quá nhiều.
- Chiến lược 1 đòi hỏi nhà kinh doanh phải có một số tiền khá lớn trong tài khoản bởi cả mức Chốt lời lẫn Cắt lỗ đều phải cách khá xa so với giá mở cửa để đảm bảo những biến động lên xuống hàng ngày của giá cả không tác động nhiều lên kết quả kinh doanh.
- Nhà kinh doanh sử dụng Chiến lược 2 phải thực hiện nhiều giao dịch hơn, vì thế anh ta cũng phải dành nhiều thời gian hơn cho việc phân tích diễn biến hàng ngày trên thị trường.
- Chiến lược 2 dễ áp dụng hơn bởi nhà kinh doanh dễ dàng kiểm soát thua lỗ hơn. Xét trong dài hạn, một chiến lược kinh doanh ngắn hạn có hiệu quả và được củng cố qua thời gian hiếm khi mang lại thua lỗ cho nhà kinh doanh.
Vậy thì chiến lược nào tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và những yếu tố quan trọng nhất là tính kỷ luật, hiểu biết và kinh nghiệm giao dịch.
Chiến lược phù hợp với bạn nhất sẽ là chiến lược tốt nhất!
Các cặp tiền tệ được giao dịch. Quyết định các cặp tiền tệ mà bạn sẽ thực hiện giao dịch là một phần rất quan trọng trong chiến lược của bạn. Nhiều nhà môi giới chào mời bạn giao dịch bằng rất nhiều các công cụ tài chính khác ngoài tiền tệ như là các CFD, Kim loại giao ngay hay các hợp đồng hàng hóa tương lai. Khi chọn lựa các cặp tiền tệ để giao dịch, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:
Độ nhạy cảm của cặp tiền tệ. Cặp GBP/USD là cặp điển hình về độ nhạy cảm cao. Hãy so sánh nó với các cặp tiền tệ khác: ví dụ, nếu tỷ giá cặp EUR/GBP thay đổi 60-90 điểm phần trăm thì cặp GBP/USD thường thay đổi trên 100 điểm phần trăm. Các tỷ giá chéo của đồng
JPY cũng vậy. Mức Chốt lời, Cắt lỗ cũng như khối lượng tiền tệ trong mỗi lần giao dịch sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của cặp tiền tệ bạn lựa chọn.
Khoảng chênh lệch và lãi suất hoán đổi qua đêm (spread size và swap size). Thông thường, khoảng chênh lệch trên những cặp tiền tệ cơ bản đều rất nhỏ. Những cặp tiền tệ này bị tác động nhiều nhất bởi các tin tức kinh tế. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà kinh doanh lại lựa chọn chúng để giao dịch. Lãi suất hoán đổi qua đêm (được thêm vào hoặc trừ đi từ tài khoản của bạn nếu bạn duy trì một trạng thái mở qua đêm) sẽ chỉ đóng vai trò là yếu tố quan trọng khi bạn lựa chọn chiến lược kinh doanh dài hạn. Thông thường, lãi suất này nhỏ hơn rất nhiều so với khoảng chênh lệch. Nếu không mạo hiểm thì bạn sẽ không thể có được lợi nhuận lớn từ lãi suất hoán đổi qua đêm này. Kinh doanh chênh lệch lãi suất chính là kiểu kinh doanh trong dài hạn khá mạo hiểm trong đó bạn mua một đồng tiền nào đó với lãi suất cao hơn so với đồng tiền khác trong cặp hai đồng tiền đó và duy trì chúng trong vài tháng để nhận được lợi nhuận hàng ngày từ chênh lệch lãi suất hoán đổi qua đêm. Chiến lược này khiến bạn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá rất cao, đặc biệt là nếu bạn mở trạng thái với khối lượng lớn.
Nguồn cung cấp các đánh giá phân tích và các thông tin kinh tế về cặp tiền tệ được lựa chọn. Dù lựa chọn cặp tiền tệ nào thì bạn cũng phải theo dõi sát sao các tin tức đến từ nước Mỹ, bởi chúng có tác động rất lớn đến thị trường Ngoại hối. Tin tức kinh tế của các quốc gia mà bạn giao dịch bằng đồng tiền của họ cũng cần được chú ý. Ví dụ, nếu bạn giao dịch cặp NZD/JPY (đô-la New Zealand/Yên Nhật) thì bạn nên để mắt tới những đánh giá phân tích và tin tức kinh tế của cả hai quốc gia liên quan, cũng như nắm bắt lịch trình công bố các tin tức quan trọng trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần sắp tới. Bạn cũng cần xem xét lịch sử biến động giá của cặp ngoại tệ mình đã chọn trong vòng một vài năm gần nhất trên phần mềm giao dịch của bạn bởi bạn sẽ rất cần có dữ liệu để thử nghiệm chiến lược kinh doanh của mình.
Nguyên tắc thời điểm tham gia thị trường. Một điều quan trọng nữa là bạn cần xác định các nguyên tắc khi tham gia thị trường. Mở một trạng thái giao dịch bằng một vài thao tác trên bàn phím thì dễ, nhưng mục tiêu của bạn là phải xây dựng một vài nguyên tắc nhất định khi đưa ra quyết định giao dịch. Bạn cần phải xác định mức độ rủi ro cũng như khối lượng tiền tệ bạn muốn giao dịch từ trước (bạn sẽ có câu hỏi cũng như câu trả lời cụ thể ở phần sau của cuốn sách). Tương tự, bạn cần quyết định đặt các lệnh chờ ở mức nào (nếu không muốn ngồi trước màn hình vi tính cả ngày, đợi đến lúc thích hợp để đặt lệnh mà bạn mong muốn).
Nguyên tắc thời điểm ra khỏi thị trường.
Nguyên lý chính ở đây là làm sao tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ.
Giới hạn thua lỗ.
Một điều vô cùng quan trọng là không nên để thua lỗ tăng lên mãi mà không có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp. Thua lỗ luôn là một thực tế rất khó tránh khỏi trong kinh doanh, vì trong thị trường thực, giá cả có thể biến động theo những chiều hướng không thể đoán định trước vào bất cứ lúc nào. Vì vậy bạn đừng bao giờ nên cố gắng để nhận được lợi nhuận hàng ngày từ chênh lệch lãi suất hoán đổi qua đêm. Chiến lược này khiến bạn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá rất cao, đặc biệt là nếu bạn mở trạng thái với khối lượng lớn.
Nguồn cung cấp các đánh giá phân tích và các thông tin kinh tế về cặp tiền tệ được lựa chọn. Dù lựa chọn cặp tiền tệ nào thì bạn cũng phải theo dõi sát sao các tin tức đến từ nước Mỹ, bởi chúng có tác động rất lớn đến thị trường Ngoại hối. Tin tức kinh tế của các quốc gia mà bạn giao dịch bằng đồng tiền của họ cũng cần được chú ý. Ví dụ, nếu bạn giao dịch cặp NZD/JPY (đô-la New Zealand/Yên Nhật) thì bạn nên để mắt tới những đánh giá phân tích và tin tức kinh tế của cả hai quốc gia liên quan, cũng như nắm bắt lịch trình công bố các tin tức quan trọng trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần sắp tới. Bạn cũng cần xem xét lịch sử biến động giá của cặp ngoại tệ mình đã chọn trong vòng một vài năm gần nhất trên phần mềm giao dịch của bạn bởi bạn sẽ rất cần có dữ liệu để thử nghiệm chiến lược kinh doanh của mình.
Nguyên tắc thời điểm tham gia thị trường. Một điều quan trọng nữa là bạn cần xác định các nguyên tắc khi tham gia thị trường. Mở một trạng thái giao dịch bằng một vài thao tác trên bàn phím thì dễ, nhưng mục tiêu của bạn là phải xây dựng một vài nguyên tắc nhất định khi đưa ra quyết định giao dịch. Bạn cần phải xác định mức độ rủi ro cũng như khối lượng tiền tệ bạn muốn giao dịch từ trước (bạn sẽ có câu hỏi cũng như câu trả lời cụ thể ở phần sau của cuốn sách). Tương tự, bạn cần quyết định đặt các lệnh chờ ở mức nào (nếu không muốn ngồi trước màn hình vi tính cả ngày, đợi đến lúc thích hợp để đặt lệnh mà bạn mong muốn).
Chốt lời.
Nếu bạn là một nhà kinh doanh chuyên thực hiện các giao dịch trong ngày và giao dịch của bạn đang mang lại lợi nhuận cho bạn thì lời khuyên của tôi là đừng nên duy trì trạng thái đó qua đêm. Nếu giá cả tăng hoặc giảm trong vòng một ngày thì sẽ là hợp lý nếu bạn nghĩ rằng việc tăng hay giảm đó sẽ lên đến mức tối đa hoặc tối thiểu vào ngay cuối ngày giao dịch đó. Thường thì sau khi giá đã tăng hoặc giảm, sẽ có một sự biến động theo chiều ngược lại gọi là sự điều chỉnh. Một xu hướng thường sẽ tiếp diễn sau khi sự điều chỉnh xảy ra: trong trường hợp này bạn nên chờ đợi một chút trước khi đóng một trạng thái đang có lời. Có hai cách chốt lời cơ bản như sau:
Sử dụng Khoảng lệnh dừng (trailing Stop) để dịch chuyển mức Cắt lỗ của bạn theo chiều biến động có lợi của giá và tối đa hóa lợi nhuận đồng thời ngăn chặn thua lỗ có thể xảy ra trong trường hợp giá biến động theo chiều ngược lại.
Dùng lệnh Cắt lỗ tiêu chuẩn để giới hạn thua lỗ và giảm rủi ro.
Hoàn thiện chiến lược.
Một chiến lược kinh doanh sẽ liên tục được hoàn thiện phụ thuộc vào kết quả kinh doanh bạn. Có hai phương pháp cơ bản để đạt được điều này.
- Hãy cố gắng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của bạn sao cho lợi nhuận được tối đa hóa còn thua lỗ được giảm thiểu trong một khoảng thời gian nhất định (hãy sử dụng các dữ liệu lịch sử). Điều đó không có nghĩa là bạn phải tăng mức Chốt lời và giảm mức Cắt lỗ. Đầu tiên, bạn phải xem xét tình hình thị trường: Nếu mức Cắt lỗ của bạn quá gần với mức giá ban đầu thì biến động của giá có thể chạm mức đó bất cứ lúc nào. Nếu mức Cắt lỗ của bạn thường xuyên bị phá vỡ, nó sẽ làm kết quả kinh doanh của bạn xấu đi rất nhiều.
- Ngay khi đã xây dựng được chiến lược kinh
doanh, bạn có thể giao dịch trên thị trường thực. Hãy quản lý số lượng các trạng thái được mở tùy theo tình hình thị trường. Nếu bạn đã có một số lượng nhất định các trạng thái mở trong khi vẫn nhận được những dấu hiệu cho thấy nên tham gia thị trường, thì tốt hơn hết là hãy lờ chúng đi cho đến khi những trạng thái trước đó đã được đóng lại.
Quản trị rủi ro. Một chiến lược quản trị rủi ro tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu thua lỗ. Bạn không nên sử dụng tất cả tiền mình có vào một vài giao dịch lớn vì chắc chắn là bạn sẽ gặp phải giao dịch thua lỗ.
Một chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả đòi hỏi:
Phù hợp với các xu hướng thị trường
Phải chặt chẽ và được giám sát cẩn thận trong mọi tình huống.
Mục đích của nhà kinh doanh là phát triển một chiến lược quản trị rủi ro an toàn và cố gắng giảm thiểu khả năng để xảy ra sai sót.
3. Làm thế nào để quản lý rủi ro?
Con người thường có xu hướng rút ra bài học từ
những lỗi lầm mà mình mắc phải chứ không phải từ những lỗi lầm của người khác. Không ỷ lại kinh nghiệm của người khác là một cách tự hoàn thiện bản thân: khi bạn đối mặt với điều chưa biết tức là bạn sẽ khám phá ra một điều mới mẻ. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn cho bạn một vài lời khuyên từ kinh nghiệm của cá nhân tôi và của các nhà kinh doanh khác.
Ngay khi bạn mở một trạng thái giao dịch, hãy đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời. Nó sẽ bảo vệ trạng thái đang có của bạn khỏi các biến động nhanh chóng và bất thường về giá cả cũng như giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bạn.
Chỉ mạo hiểm với một phần chứ không phải toàn bộ số tiền của bạn. Mức lỗ tiềm ẩn của bạn không nên vượt quá 10% tổng số tiền mà bạn ký quỹ, con số lý tưởng là 2 – 5%.
Dùng cách thay đổi mức Cắt lỗ để giảm lỗ tiềm ẩn và tăng lợi nhuận tiềm năng chứ không dùng cách nào khác. Hãy cố không làm điều này quá thường xuyên, nếu không các biến động giá sẽ kích hoạt lệnh Cắt lỗ của bạn trước khi nó có cơ hội đạt tới ngưỡng Chốt lời. Không đóng trạng thái giao dịch của mình trước khi mức giá chạm tới ngưỡng Cắt lỗ hoặc Chốt lời, trừ khi bạn đã mở trạng thái giao dịch quá hai ngày và tình hình thị trường đã có thay đổi lớn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong tình huống bạn không đặt lệnh Cắt lỗ hoặc Chốt lời mà đóng trạng thái thông qua giao dịch thủ công. Nếu bạn đặt mức Cắt lỗ là 50 điểm phần trăm và mức Chốt lời là 100 điểm phần trăm thì trạng thái của bạn sẽ ở tình trạng mở trong thời gian trung bình là từ 1 đến 2 ngày. Nếu mức giá không biến động theo chiều hướng mà trạng thái của bạn hướng đến thì nhiều khả năng nó sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Đừng cố đợi đến khi lệnh Cắt lỗ của bạn được kích hoạt mà hãy đóng trạng thái của bạn với mức lỗ tối thiểu trong trường hợp thị trường có dấu hiệu rõ ràng cho thấy dự đoán của bạn là sai (ví dụ, về phản ứng của giá cả với một vài tin tức).
Cố gắng áp dụng chỉ số 1⁄2 rủi ro/lợi nhuận khi đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời. Lệnh Cắt lỗ không nên vượt quá 20 – 30 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Nếu bạn cho rằng như vậy là quá nhiều thì bạn nên chờ cho đến khi tình hình trở nên thuận lợi hơn. Theo chỉ số 1⁄2 rủi ro/ lợi nhuận thì lệnh
Chốt lời không nên thấp hơn 40 – 60 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Bằng cách này, bạn có thể bảo vệ các trạng thái của mình khỏi các biến động về giá cả. Chỉ số rủi ro/lợi nhuận có thể khác nhau, nhưng điểm chung là mức lãi tiềm năng phải cao hơn mức lỗ tiềm ẩn.
Nếu bạn đang có một trạng thái gây thua lỗ, nên tránh mở các trạng thái mới. Mở các trạng thái mới với chiều hướng ngược lại không phải là một quyết định đúng đắn cho lắm. Ngay cả khi bạn mở một trạng thái mới ở mức giá tương đối tốt thì kết quả tổng thể vẫn có thể không khả quan chút nào nếu các trạng thái đều được đóng trong tình trạng lỗ. Tình trạng mà trong đó bạn lên kế hoạch tham gia thị trường với một vài trạng thái khác nhau được mở theo chiến lược giao dịch của mình là ngoại lệ đối với quy tắc này.
Không đóng trạng thái giao dịch của mình trước khi mức giá chạm tới ngưỡng Cắt lỗ hoặc Chốt lời, trừ khi bạn đã mở trạng thái giao dịch quá hai ngày và tình hình thị trường đã có thay đổi lớn. Quy tắc này cũng được áp dụng trong tình huống bạn không đặt lệnh Cắt lỗ hoặc Chốt lời mà đóng trạng thái thông qua giao dịch thủ công. Nếu bạn đặt mức Cắt lỗ là 50 điểm phần trăm và mức Chốt lời là 100 điểm phần trăm thì trạng thái của bạn sẽ ở tình trạng mở trong thời gian trung bình là từ 1 đến 2 ngày. Nếu mức giá không biến động theo chiều hướng mà trạng thái của bạn hướng đến thì nhiều khả năng nó sẽ biến động theo chiều hướng ngược lại. Đừng cố đợi đến khi lệnh Cắt lỗ của bạn được kích hoạt mà hãy đóng trạng thái của bạn với mức lỗ tối thiểu trong trường hợp thị trường có dấu hiệu rõ ràng cho thấy dự đoán của bạn là sai (ví dụ, về phản ứng của giá cả với một vài tin tức).
Cố gắng áp dụng chỉ số 1⁄2 rủi ro/lợi nhuận khi đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời. Lệnh Cắt lỗ không nên vượt quá 20 – 30 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Nếu bạn cho rằng như vậy là quá nhiều thì bạn nên chờ cho đến khi tình hình trở nên thuận lợi hơn. Theo chỉ số 1⁄2 rủi ro/ lợi nhuận thì lệnh Chốt lời không nên thấp hơn 40 – 60 điểm phần trăm so với mức giá mở cửa. Bằng cách này, bạn có thể bảo vệ các trạng thái của mình khỏi các biến động về giá cả. Chỉ số rủi ro/lợi nhuận có thể khác nhau, nhưng điểm chung là mức lãi tiềm năng phải cao hơn mức lỗ tiềm ẩn.
Nếu bạn đang có một trạng thái gây thua lỗ, nên tránh mở các trạng thái mới. Mở các trạng thái mới với chiều hướng ngược lại không phải là một quyết định đúng đắn cho lắm. Ngay cả khi bạn mở một trạng thái mới ở mức giá tương đối tốt thì kết quả tổng thể vẫn có thể không khả quan chút nào nếu các trạng thái đều được đóng trong tình trạng lỗ. Tình trạng mà trong đó bạn lên kế hoạch tham gia thị trường với một vài trạng thái khác nhau được mở theo chiến lược giao dịch của mình là ngoại lệ đối với quy tắc này.
Đừng bao giờ cố thử “lấy lại những gì bạn đã mất càng nhanh càng tốt”. Các tay chơi chuyên nghiệp đều hiểu rõ câu nói sau đây “Nếu bạn phải tham dự cuộc chơi thì ngay từ đầu, hãy đưa ra quyết định dựa trên 3 điều sau: luật chơi, người tham gia và thời điểm chấm dứt”. Thị trường không quan tâm xem hôm nay bạn thua hay thắng, nó cũng không phụ thuộc vào những gì bạn làm. Nhưng nếu bạn cố gắng lấy lại những gì đã mất thì rất có thể là bạn sẽ không còn khả năng suy nghĩ tỉnh táo để tránh khỏi những thua lỗ thậm chí còn lớn hơn.
Hãy nghỉ ngơi. Giao dịch là một công việc mệt nhọc và việc thường xuyên nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe tinh thần của bạn là rất quan trọng. Điều này đặc biệt đúng sau khi bạn vừa mới phải chịu một khoản lỗ hay cần xem xét chiến lược giao dịch tổng thể của mình. Đừng bao giờ đưa ra quyết định đầu tư khi bạn mệt mỏi hay không thoải mái ngay cả khi điều kiện thị trường có vẻ thuận lợi.
4. Chiến lược giao dịch nào tốt hơn, ngắn hạn hay dài hạn?
Mỗi nhà kinh doanh sẽ lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với mình. Thị trường Ngoại hối cho phép bạn thu được một khoản lời trong quãng thời gian rất ngắn (điều này là không thể trong thị trường cổ phiếu). Mỗi nhà kinh doanh có thể lựa chọn cho mình một chiến lược phù hợp bởi không chỉ có một phương pháp giao dịch có thể đem đến lợi nhuận. Bạn có thể giữ các trạng thái của mình mở trong 10
Chiến lược kinh doanh phút hay 10 ngày, hoàn toàn tùy thuộc ở bạn:
Những ưu điểm của chiến lược giao dịch ngắn hạn là:
- Dù có chuyện gì xảy ra trên thị trường thì đến cuối ngày, bạn cũng có thể ngừng giao dịch và không phải suy nghĩ về những biến động giá trong tương lai. Kể cả khi tối nay, chiến tranh nổ ra ở đâu đó hay đồng đô-la sụp đổ thì các trạng thái của bạn cũng đã đóng, còn ngày mai lại đến với những quyết định hoàn toàn mới.
- Không cần phải chờ đợi một tín hiệu giao dịch nào đó hay sự bắt đầu của một xu hướng mới trong một thời gian dài khi mà trong một ngày giao dịch, có vô số sự kiện xảy ra, đem tới nhiều cơ hội kiếm lời. Tính thanh khoản trên thị trường cũng như những biến động giá cả mới là điều cần quan tâm. Một lần, tôi đã đưa ra thử nghiệm trên một nhóm sinh viên tham gia thảo luận về thị trường Ngoại hối: hàng ngày, đầu mỗi buổi thảo luận, tôi viết tỷ giá cặp EUR/USD lên bảng. Tỷ giá này có thể biến động 40 – 50, thậm chí có ngày là 100 điểm phần trăm. Điều thú vị nhất là tỷ giá EUR/USD được viết hàng ngày chính là mức giá của 3 tuần trước đó, chỉ lệch đi vài điểm phần trăm. Đó là một ví dụ hay về tình trạng thị trường điều chỉnh dài hạn. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn thì chúng ta có thể sẽ không thu được chút lợi nhuận nào, cho dù cơ hội kiếm lời có thể xuất hiện vài lần trong ngày.
Những ưu điểm của chiến lược giao dịch dài hạn là:
- Nếu bạn có các mục tiêu giao dịch dài hạn, kết quả giao dịch của bạn sẽ không còn phụ thuộc vào các biến động giá cả vì thời gian của giao dịch càng ngắn thì càng khó dự đoán diễn biến của thị trường. Không ai có thể nói chắc chắn điều gì sẽ diễn ra sau một phút nữa.
- Nếu bạn áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn, cơ hội để bạn kiếm lời sẽ cao hơn nhiều so với việc bạn áp dụng chiến lược kinh doanh ngắn hạn. Về lý thuyết, một chiến lược giao dịch ngắn hạn sẽ cho bạn nhiều cơ hội để thực hiện giao dịch hơn bởi giá cả biến động rất nhiều lần trong ngày. Nhưng nó sẽ không cho bạn cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận từ một xu hướng nào đó của thị trường và trong rất nhiều trường
hợp, những nguyên nhân gây ra thua lỗ không thể dự đoán được nếu chỉ dựa vào cái nhìn ngắn hạn. Khi áp dụng chiến lược giao dịch dài hạn, cơ hội kiếm lời của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Để kết luận, tôi khuyên các bạn nên phân tích tình hình thị trường trước khi đưa ra một quyết định giao dịch nào đó, dù là theo chiến lược giao dịch ngắn hạn hay dài hạn. Nếu thị trường đang điều chỉnh, thì nói chung các chiến lược kinh doanh ngắn hạn sẽ có hiệu quả nhất. Nếu thị trường đang ở trong một xu hướng dài hạn, chiến lược giao dịch của bạn có thể áp dụng cho đến khi một giai đoạn điều chỉnh khác bắt đầu và cần có sự đánh giá lại tình hình thị trường. Hãy sử dụng bảng sau để so sánh 3 chiến lược kinh doanh chính:
Valerijus Ovsyanikas
Chiến lược | Nhà kinh doanh sẽ làm gì | Ưu điểm | Nhược điểm |
Ngắn hạn | Nhà kinh doanh mở và đóng các trạng thái một cách thường xuyên, sử dụng mức đòn bẩy cao và cố gắng kiếm lời từ những sự thay đổi rất nhỏ của giá cả. | Các kết quả có thể thấy rất nhanh (lỗ hoặc lãi). Tính biến động của thị trường được khai thác tối đa. | Rủi ro thua lỗ lớn và nhanh chóng là rất cao. Cần thường xuyên quan sát diễn biến thị trường và sử dụng mức đòn bẩy cao. |
Trung hạn | Nhà kinh doanh thường mở các trạng thái một lần một ngày hoặc vài lần một tuần và cố gắng kiếm lời từ các tín hiệu nhận được từ phân tích kỹ thuật. | Không yêu cầu mức ký quỹ lớn, kết quả giao dịch không phụ thuộc vào biến động giá cả ngẫu nhiên mà nhà kinh doanh có thể kiếm lời từ các biến động giá ngắn và trung hạn. | Các tín hiệu để mở một trạng thái tương đối hiếm (do đó cơ hội để kiếm lời cũng hiếm). |
Dài hạn | Các trạng thái được duy trì trong vài tháng thậm chí là cả năm. Nhà kinh doanh sẽ kiếm lời dựa trên các phân tích cơ bản dài hạn. | Cơ hội kiếm lời là rất cao vì các quyết định giao dịch được đưa ra sau khi xem xét các xu hướng dài hạn và các yếu tố cơ bản không bị ảnh hưởng bởi biến động giá cả. | Nhà kinh doanh cần có mức ký quỹ ban đầu lớn để duy trì trạng thái trong một thời gian dài, đồng thời đặt các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời thường xuyên quan sát diễn biến thị trường và sử dụng mức đòn bẩy cao. |